Thế giới thời trang

Cờ đến tay ai người đó phất – Hành trình “from zero to hero” của thế hệ NTK thời trang đại diện cho thập kỷ

Bốn NTK trong bài đều xuất phát là những người trợ lý, cánh tay phải đắc lực để rồi bứt phá trước cơ hội thay đổi và làm xoay chuyển ngành thời trang.

Share

Dù bạn là một NTK có tên tuổi hay một thợ học việc, cơ hội tỏa sáng sẽ vẫn được chia đều, chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Đó có thể là một điều khó tin trong thế giới thời trang nhiều cạnh tranh, nhưng cũng chính là điều đem lại nhiều bất ngờ thú vị mà giới điệu mộ luôn mong đợi.

Phoebe Philo

Là bạn đồng môn của Stella McCartney, nhưng bước đầu sự nghiệp của “bà hoàng Normcore” Phoebe Philo lại là trợ lý thiết kế cho bạn thân của mình tại Chloé từ năm 1997. Tài năng của Phoebe nhanh chóng được công nhận khi ngay sau khi Stella McCartney rời thương hiệu, cô được lên chức giám đốc sáng tạo của Chloé và tiếp tục tạo ra những thành công vượt trội về mặt doanh số.

Sau khi nghỉ việc tại Chloé để tập trung cho gia đình, Phoebe trở lại với Céline và lần này là một thành công vang dội hơn khi khai sinh ra đế chế phong cách mang tên “Philophile”. Sức ảnh hưởng của Phoebe mạnh đến nỗi kể từ lúc Phoebe rời thương hiệu, phong cách của cô vẫn tiếp tục được ưa chuộng, bởi người mặc lẫn người thiết kế.

Phong cách chủ đạo của Phoebe Philo với áo phông da và quần ống rộng được cắt may hoàn hảo và dáng suông trong BST Céline Xuân-Hè 2010 cũng là show diễn debut của cô. (Ảnh: Monica Feudi/ GoRunway.com)

Dù người ta luôn nói rằng Céline là một thương hiệu thời trang “nghiêm túc”, đôi giày lông đáng yêu này chứng tỏ rằng Philo cũng thật “biết đùa”. (Ảnh: Getty Images)

Chăn bông trước đây chưa bao giờ được coi là một phụ kiện thời trang. (Ảnh: Getty Images)

Trở lại một lần nữa với thời trang bằng thương hiệu riêng sẽ được ra mắt vào năm 2022, Phoebe Philo là cái tên được cả thế giới thời trang trông đợi nhất bởi lẽ chúng ta đang khát khao một sự đột phá trong thời trang, như cách cô đã làm với Céline nhiều năm về trước.

Thiết kế đế giày dạng hình học độc đáo trong BST Céline Xuân-Hè 2014. (Ảnh: Getty Images)

Alessandro Michele

Trước khi trở thành người nghệ sĩ tạo nên một Gucci đầy thi vị và mộng mơ (và dĩ nhiên là rất ăn khách nữa), Alessandro Michele từng làm việc tại Fendi cùng Frida Giannini với vai trò NTK phụ kiện. Cả hai được Tom Ford mời về Gucci năm 2002 để phụ trách mảng thiết kế túi xách. Nhưng tại thời điểm đó, may mắn chỉ đến với Frida khi cô từ vị trí chỉ đạo thiết kế túi xách trở thành giám đốc sáng tạo, còn Michele vẫn âm thầm đảm nhiệm mảng thiết kế đồ da.

Và rồi ngày ấy cũng đến. Alessandro Michele lần đầu tiên trở thành tâm điểm của làng thời trang sau nhiều năm đứng sau tấm màn nhung. Năm 2011, ông được chọn thành tân giám đốc sáng tạo của Gucci để thay thế Frida Giannini. Một hướng đi mới, một cái nhìn mới, Gucci của Michele như một làn gió tươi mát nhưng cũng phảng phất tinh thần hoài cổ, pha chút viển vông mộng mị, đã khiến cho Gucci lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của thời trang như kỳ vọng mà Kering đặt cược vào một nhân tố đầy bất ngờ.

(Ảnh: Gucci)

Các thiết kế trong BST Gucci Xuân-Hè 2016. (Ảnh: Gucci)

Hậu trường buổi diễn Gucci Love Parade kỷ niệm 100 năm thành lập thương hiệu. (Ảnh: Emily Malan)

Pieter Mulier

Tìm kiếm người kế nhiệm của huyền thoại thời trang Azzedine Alaia đã từng là một điều không tưởng với thương hiệu không làm gì mới cũng vẫn sống tốt nhờ những thiết kế kinh điển sống mãi với thời gian của người sáng lập. Kể cả nếu có, tiêu chuẩn tuyển chọn cũng vô cùng gắt gao mà CEO Myriam Serrano của thương hiệu từng chia sẻ: đó là tài năng, có tầm nhìn nhưng cũng không được quá nổi tiếng… Nhưng rồi Alaia cũng có tân giám đốc sáng tạo và đó là Pieter Mulier.

Xuất thân là thực tập sinh của Raf Simons tại thương hiệu của riêng của Simons, tài năng của Mulier được công nhận và trở thành cánh tay phải của NTK người Bỉ tại Jil Sander cho đến Christian Dior và Calvin Klein. Tuy nhiên, khi Raf Simons được mời làm đồng Giám đốc sáng tạo tại Prada, Mulier đã không tiếp tục đồng hành. Có lẽ đó là quyết định đúng đắn vì nếu không, anh vẫn mãi chỉ là cánh tay phải của ai đó thay vì trở thành “một ai đó” như lúc này.

Raf Simons và Pieter Mulier cúi chào sau buổi trình diễn Calvin Klein Thu-Đông 2017 ở New York. (Ảnh: Getty Images)

BTS ALAÏA WS22 x Bureau Betak. (Ảnh: Amanda Louise Macchia)

Màn debut của Pieter Mulier ở Alaïa diễn ra tại Paris Haute Couture Fashion Week 2021. (Ảnh: Edward Berthelot/Getty Images)

Matthieu Blazy

Matthieu Blazy xứng đáng được nhắc tên trong mọi giáo trình thời trang cho sinh viên bởi anh chính là biểu tượng sống về sự kiên trì trong ngành thời trang vốn rất khốc liệt và đào thải nhanh.

Để được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo danh giá cho thương hiệu Bottega Veneta, hành trình thời trang của Blazy thật sự gian nan. Anh bắt đầu bằng thời kỳ thực tập tại Balenciaga dưới thời Nicolas Ghesquière và tại John Galliano từ 2005. Sau hai năm, tài năng của Blazy nở rộ tại Raf Simons, là tiền đề để Raf Simons mời anh về đội của mình tại Calvin Klein năm 2016. Blazy trở thành trưởng nhóm thiết kế của Maison Martin Margiela vào năm 2014 và nhận được sự chú ý đáng kể. Sau khi rời MMM, anh được đích thân Phoebe Philo mời về Céline và rồi tạo nên mối duyên gặp gỡ Daniel Lee, trở thành cánh tay phải của Lee tại Bottega Veneta sau này.

Từng đóng góp cho nhiều thương hiệu lẫy lừng, tên tuổi cũng được nhiều người trong giới công nhận, lẽ ra Matthieu Blazy xứng đáng nhận được ánh hào quang sớm hơn. Những ông trời không phụ lòng người, Blazy được bổ nhiệm làm tân Giám đốc sáng tạo của Bottega Veneta nhanh chóng và đầy bất ngờ như khi hãng tuyên bố kết thúc với Daniel Lee. Thế nhưng dù sao đi nữa, với tài năng và thâm niên của mình, vai trò mới của Matthieu Blazy hoàn toàn đủ sức thuyết phục.

Những chiếc mặt nạ đính kết là điểm nhấn trong BST Maison Martin Margiela Thu-Đông 2014 của Matthieu Blazy. (Ảnh: Lea Colombo)

Thiết kế của Blazy trong BST Maison Martin Margiela Xuân-Hè 2015. (Ảnh: Lea Colombo)

Maison Martin Margiela Xuân-Hè 2015. (Ảnh: Lea Colombo)

Tạm kết

Đã có nhiều anh hùng xuất thân từ số 0 hay đứng sau cái bóng của những người tiền nhiệm như Virginie Viard tại Chanel, Sarah Burton tại Alexander McQueen, cho đến những anh hùng hậu trường được biết tên như Fabio Zambernardi tại Prada, Darren Spaziani tại Louis Vuitton… và thậm chí những anh hùng chưa có cơ hội được biết đến. Đối với nhiều người, thời trang vẫn là một giấc mơ đẹp cho đến khi họ thực sự “ra trận” chinh chiến và được công nhận, dĩ nhiên là nếu họ kiên trì đấu tranh vì giấc mơ đó.

Bài viết mới nhất

Điểm qua 6 mẫu nail đẹp dành cho cô nàng sành điệu

Bạn đang loay hoay tìm ý tưởng nail đẹp để sẵn sàng cho những chuyến…

5 hours ago

Sự trở lại của quần lửng capri từng gây tranh cãi

Từng bị coi là "kẻ thù công khai" của thời trang bởi thiết kế "nửa…

6 hours ago

9 lời khuyên giúp bạn có cuộc sống thành công và hạnh phúc từ tỷ phú Warren Buffett

Warren Edward Buffett (Warren Buffett) sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ.…

6 hours ago

12 mẫu áo khoác bomber lý tưởng cho mọi phong cách

Mùa Hè là thời điểm hoàn hảo để thể hiện phong cách riêng của bạn…

19 hours ago

Giảm cân ăn ngon với 4 công thức tráng miệng tuyệt hảo từ sữa hạt

Bữa ăn sẽ thật nhàm chán nếu thiếu đi món tráng miệng thanh mát và…

20 hours ago

7 thương hiệu chế tác đỉnh sức cùng sao thắp sáng thảm đỏ Cannes 2024

Thảm đỏ Cannes là cuộc chơi của những món trang sức sang trọng, thanh lịch…

21 hours ago